1.1 Công tác lắp đặt trần :
Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 8256 – 2009 Tấm thạch cao
a) Vật liệu :
- Tấm trần thạch cao khung nổi.
- Khung kim loại nổi loại T-bar.
- Các phụ kiện kèm theo : pát treo, thanh treo, kẹp điều chỉnh …
b) Công tác chuẩn bị :
- Tập kết vật tư xếp gọn vào kho, tránh làm trầy xước các thanh T-bar.
- Chú ý khiêng đứng tấm trần thạch cao theo 2 cạnh dài để tránh làm hư hỏng vật liệu.
- Lắp đặt giàn giáo sắt phục vụ cho lắp trần, nếu đã lát gạch phải bảo vệ mặt gạch tránh trầy xước bằng ván ép hay cactông.
- Công tác lắp đặt các đường ống lạnh, điện, nước âm trần đã hoàn thành cơ bản.
c) Qui trình thi công :
- Bước 1 :
- Dẫn mốc cao độ hoàn thiện trần lên chu vi tường.
- Khoan lỗ vào tường, đóng tắc kê, lắp đặt thanh V tường bằng vis dài Các đầu thanh V giao nhau tại góc được cắt vạt xiên một cách chính xác.
- Bước 2 :
- Căng 2 sợi dây ở hai mép của các tấm trần biên theo bản vẽ bố trí mặt bằng trần : lấy ke.
- Đánh dấu trên trần bê tông, khoan lỗ vào trần, đóng tắc kê, lắp đặt pát treo vào trần bê tông. Khoảng cách các thanh treo không quá 1,2m.
- Lắp đặt thanh treo đường kính 3mm, kẹp treo đàn hồi.
- Bước 3 :
- Lắp đặt các thanh T chính, T ngang vào thanh treo bằng kẹp điều chỉnh.
- Căng dây kiểm tra độ phẳng trần, dùng kẹp điều chỉnh độ phẳng.
- Lắp đặt các khung cho các hộp đèn, quạt … âm trần nếu có.
- Bước 4 :
- Lắp đặt các tấm trần ở giữa trước.
- Lắp đặt các tấm trần ở biên sau.
- Vệ sinh mặt trần sạch sẽ.
- Tháo giàn giáo, thu xếp dụng cụ vào kho.
d) Kiểm tra, nghiệm thu :
- Kiểm tra sử dụng đúng loại vật liệu : tấm trần bề dày, khung xương, phụ kiện …
- Kiểm tra cao độ trần theo đúng thiết kế.
- Kiểm tra độ phẳng, độ vuông góc của khung trần.
Bài viết liên quan: